Hiện nay Nhật Bản đang là nước có nền kinh tế đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Là một nước chủ động trong việc mở cửa giao lưu văn hóa với bên ngoài, ngay từ những năm cuối thế kỷ 19 tư tưởng cách tân, hội nhập đã được thể hiện rõ nét qua cuộc cải cách duy tân với tên gọi Thiên Hoàng Minh Trị. Trải qua hơn 150 năm nay, dù đứng trước sự hòa nhập nhưng nền văn hóa Nhật Bản vẫn giữ nguyên những nét truyền thống rất đặc trưng. Điều đó được thể hiện rõ nét qua cách đón Tết tại đây, tất cả sẽ được chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.
Trước đây Nhật Bản cũng là một trong những nước đón Tết theo Âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và một vài quốc gia khác. Tuy nhiên với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây nên dần dần người Nhật đã không còn đón Tết âm mà chuyển sang Tết dương. Nếu như hàng năm, phải đến 23 tháng Chạp chúng ta mới cảm nhận được không khí Tết thì tại xứ sở hoa anh đào, người ta đã hối hả, tất bật ngay từ lễ Giáng Sinh và mừng năm mới theo Dương lịch. Với điều này, không khí Tết, lễ hội kéo dài từ ngày 24/12 cho đến qua Tết Âm lịch, tạo ra một mùa lễ hội rất đặc trưng tại đây.
Theo quan sát của nhiều tu nghiệp sinh đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì không khí Tết Âm lịch tại đây có rất nhiều nét tương đồng với chúng ta. Điều này xuất phát từ việc đều bị ảnh hưởng văn hóa từ Trung Quốc trong quá khứ. Giữa những nét tráng lệ, hoa mỹ của văn hóa phương Tây, người ta vẫn nhận ra không khí Tết đậm chất văn hóa phương Đông. Điều đó được thể hiện trong đời sống tâm linh của con người đối với Thần, Phật, sự cảm ơn sâu sắc đối với mẹ thiên nhiên, với những thứ mà trời đất ban tặng. Càng tìm hiểu về các phong tục, tập quán hay lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán tại đây, chúng ta càng thấy yêu hơn những nét văn hóa đặc sắc này:
- Cũng như người Việt Nam, để chào đón năm mới người Nhật thường dành một khoảng thời gian nhất định cho việc dọn dẹp nhà cửa. Hai vật dụng không thể thiếu trong việc trang trí là kadomatsu và shimekazari. Trong đó kadomatsu dùng để chào đón Thần năm mới, trong khi shimekazari có tác dụng xua đuổi quỷ dữ, trừ tà ma. Khác với bánh chưng của chúng ta, người Nhật dùng bánh dày năm mới kagamimochi để bày trên góc sang trọng nhất trong nhà.
- Thời khắc giao thừa lúc 24h ngày 29 hoặc 30 tháng 12 (tùy từng năm) được coi là thời khắc thiêng liêng nhất, đánh dấu sự chuyển giao giữa 2 năm. 3 ngày đầu năm cũng là thời gian rất quan trọng, là lúc mà tất cả các hoạt động mua bán, làm việc ... đều dừng lại để mọi người cùng nhau đón Tết bên gia đình. Đối với những bạn trẻ đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản thì đây là lúc họ ngồi lại bên nhau, đón giao thừa trong không khí anh em, bạn bè ấm áp, quên đi nỗi nhớ gia đình và người thân, quên đi mùa đông giá lạnh nơi xứ người.
- Nghi lễ chào đón năm mới Oshogatsu có lẽ là một điều đặc biệt mà bất cứ tu nghiệp sinh Nhật Bản nào cũng không thể nào quên. Nó bắt đầu bằng rượu mừng năm mới mang tên Otoso. Tiếp sau đó lần lượt từng người quay mặt về phía mặt trời mọc và uống rượu sake theo thứ tự từ người ít tuổi đến người cao tuổi. Những lời chúc tốt đẹp là điều không thể thiếu trong nghi lễ năm mới này, là thứ gửi gắm những mong muốn, tình cảm dành cho nhau trong dịp năm mới.
- Nếu đã một lần đi xuất khẩu lao động Nhật thì có lẽ bạn không thể nào quên được những nét văn hóa ẩm thực đặc trưng trong ngày Tết. Nếu Việt Nam đón Tết bằng bánh chưng, dưa hành, thịt mỡ ... thì ở Nhật không thể thiếu được sashimi và sushi, đó là 2 món được chế biến từ cá sống nổi tiếng và có thể tìm được ở bất cứ nơi đâu trên xứ sở Phù Tang. Ngoài ra chúng ta cũng không thể không nhắc đến oshechi, kagamimochi, rượu sake, bia Ashashi, Sapporo hay Kirin ...
- Ngoài ra, ngày Tết tại Nhật Bản còn được người ta nhắc đến với những nét đặc trưng khác như ngày mồng 7/1, tục làm vỡ bánh dày hay ngày lễ thành nhân 15/1 ... Tất cả các nét văn hóa đặc trưng đó càng làm chúng ta yêu hơn đất nước tươi đẹp này.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 7
Hôm nay : 380
Tháng hiện tại : 6,552
Tổng lượt truy cập : 3,112,786