Theo những thống kê mới nhất từ các cơ quan chức năng, trong năm 2014 vừa qua đã có hơn 100 nghìn người đi xuất khẩu lao động sang các thị trường nước ngoài. Đây quả thực là một con số đáng mừng đã nói lên sức hút mạnh mẽ từ hoạt động này. Thêm một tin vui hơn nữa là trong con số hơn 103 nghìn người đó có tới hơn 30 triệu nữ giới (tương đương với hơn 30%). Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có những trao đổi nhất định đối với ông Tống Hải Nam - Phó cục trưởng cục quản lý lao động ngoài nước.
Năm 2014 được đánh giá là năm tương đối thuận lợi đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động của nước ta?
Đúng là trong năm vừa qua, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam được đón nhận nhiều dấu hiệu đáng mừng. Đầu tiên phải kể đến việc nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của một số thị trường như Nhật Bản, Đài Loan tăng lên một cách mạnh mẽ. Để đáp ứng được nhu cầu đó thì chúng ta cũng có sự chuẩn bị rất tốt về nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao. Với tinh thần ý thức kỷ luật cao cùng trình độ ngoại ngữ và tay nghề, kỹ năng chuyên môn rất tốt, lao động của chúng ta được đánh giá rất cao so với các nước trong khu vực.
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng vẫn còn tồn tại những khó khăn nhất định và nó đặt ra nhiều thách thức đối với thị trường xuất khẩu lao động 2015. Những ảnh hưởng nặng nề của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang thực sự khiến nhu cầu nhân lực của một số nước chưa thực sự phục hồi. Ngoài ra các vấn đề phát sinh do các hoạt động vi phạm vào kỷ luật của người lao động Việt Nam tại nước ngoài đã để lại những ấn tượng không thực sự tốt đẹp trong mắt của các nhà tuyển dụng nước ngoài.
Hiện nay thị trường Nhật Bản được đánh giá là thị trường lao động tiềm năng. Ông có thể cho biết nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam của thị trường này trong thời gian tới?
Đa phần các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện nay đều đang tuyển đối tượng Thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong thời gian tối đa là 3 năm. Các ngành nghề chính mà họ nhận là cơ khí, điện tử, dệt may và đang mở rộng ra thêm các ngành nghề xây dựng, cơ khí, nông nghiệp và chế biến thực phẩm tăng mạnh. Đặc biệt hơn, Thế vận hội Tokyo được tổ chức vào năm 2020 sẽ kéo theo nhu cầu lớn về thực tập sinh trong xây dựng và các ngành nghề có liên quan. Đó là một tín hiệu đáng mừng và chúng ta có thể hi vọng vào một năm xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 ngày càng khởi sắc.
Như vậy, hơn 100 nghìn người là một con số rất đáng mừng cho lĩnh vực xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, với đà tăng trường như hiện nay cùng các chính sách, biện pháp thích hợp từ phía các cơ quan chức năng, nó sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2015 tới.
Đang truy cập : 7
Hôm nay : 467
Tháng hiện tại : 8,399
Tổng lượt truy cập : 3,040,856