Có thể nói 2014 là một năm vô cùng thành công của lĩnh vực xuất khẩu lao động với con số ấn tượng hơn 105 ngàn người. Điều đó dường như là một tín hiệu vô cùng tích cực, đem đến nhiều hy vọng về một năm 2015 đầy khởi sắc. Tuy nhiên khi chưa kịp vui mừng thì chúng ta đã đứng trước nguy cơ to lớn đánh mất đi 2 thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, đây là 2 thị trường lớn và tiềm năng vào dạng bậc nhất hiện nay. Lý do vì đâu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết này.
Năm 2014, Đài Loan vẫn thể hiện được sự thống trị của mình trong thị trường này với con số hơn 60 ngàn người. Con số này vượt xa so với 21 ngàn người mà xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm được. Trong khi đó, Hàn Quốc cũng là một mảnh đất màu mỡ với số lượng đơn hàng tăng lên liên tục. Nhưng chính những vấn đề bất cập tại 2 đất nước này đã đặt chúng ta đứng trước nguy cơ mất hẳn 2 cái tên đó. Thật đáng tiếc khi nguyên nhân của vấn đề này chính là việc các lao động khi hết hạn không chịu về nước mà bỏ trốn ra ngoài làm việc.
Tuy thực hiện nhiều biện pháp nhằm cứu vớt vấn đề tuy nhiên tỉ lệ lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc chỉ giảm từ 39% xuống 31,19%, vẫn đứng thuộc hàng bậc nhất trong các nước tại đây. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tiến hành xử phạt trên 300 người lao động Việt Nam với mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng vì hành vi bỏ trốn, làm việc trái phép sau khi đã hết hạn hợp đồng lao động. Mong rằng với những biện pháp răn đe mạnh mẽ như vậy, tình hình sẽ được cải thiên đáng kể.
Trong khi tình hình thị trường Hàn Quốc đang còn nhiều vấn đề bất cập thì xuất khẩu lao động Đài Loan cũng đang khiến các cơ quan chức năng đau đầu. Với tư cách là thị trường số 1 hiện nay với con số kỷ lục lên tới hơn 60 ngàn người, Đài Loan cũng đang đối mặt với vấn đề lao động bỏ trốn. Theo những số liệu thống kê của Việt Phú thì cho đến ngày 15/11/2014, hơn 200 lao động bỏ trốn tại đây đã bị trục xuất về nước.
Quả thực, vụ việc lao động bỏ trốn đang trở thành mối đe dọa rất lớn cho những nỗ lực của chúng ta trong thời gian qua. Thật may mắn rằng hoạt động thị trường Nhật Bản với sự quản lý hết sức chặt chẽ của các bên liên quan đã không xảy ra các trường hợp tương tự. Cũng rất mong rằng, các cơ quan chức năng, tổ chức sẽ có những biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình, góp phần vào một năm xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 thành công hơn nữa.
Đang truy cập : 7
Hôm nay : 375
Tháng hiện tại : 19,714
Tổng lượt truy cập : 3,006,307