Thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 nâng cao tiêu chuẩn tuyển dụng
Thứ ba - 10/03/2015 21:38
 

Sau gần 10 năm được triển khai thực hiện tại Việt Nam, hoạt động xuất khẩu lao động Nhật Bản đã có những sự thay đổi nhất định. Đáng mừng hơn là những sự thay đổi đó đều mang tính chất tích cực, Từ việc số lượng người lao động được đi làm việc tại xứ sở hoa anh đào tăng dần qua các năm và đột biến trong những năm gần đây cho đến điều kiện làm việc, mức thu nhập được cải thiện … đã một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của nó. Với đà phát triển này thì nhu cầu sẽ càng tăng lên nhanh chóng, nhưng đồng nghĩa với nó sẽ là việc nâng cao các tiêu chuẩn, các yêu cầu từ phía các đối tác tuyển dụng.

Theo thống kê mới nhất hiện nay thì có tới 66 ngành nghề xuất khẩu lao động sang Nhật. Đó quả là một con số rất lớn nếu như nhìn vào những năm đầu tiên chúng ta triển khai hoạt động này với chỉ vỏn vẹn vài ngành như điện tử, dệt may, cơ khí … Với nguồn nhân lực hiện tại trong nước, chúng ta có thể đáp ứng yêu cầu đối với hầu hết các ngành nghề đó, từ những công việc đơn giản như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy hải sản … cho đến những công việc phức tạp, nặng nhọc hơn như điện tử, xây dựng, cơ khí.

 

nang cao tieu chuan xuat khau lao dong nhat ban 2015

 

Những con số thực tế đang cho thấy rằng nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 sẽ còn tăng cao hơn nữa. Với sự già hóa dân số đang trở thành một xu hướng toàn cầu, nhu cầu việc làm trong các lĩnh cực như điều dưỡng, hộ lý, chăm sóc người già ngày càng nâng cao. Ông Iwasaki, hiện đang giữ cương vị Phó Chủ Tịch tập đoàn Nohara cho biết rằng trong thời gian tới Nhật sẽ cần tới gần hai trăm ngàn người trong lĩnh vực xây dựng, đó thực sự là một cơ hội lớn mà chúng ta cần nắm bắt.

Với mức lương trung bình từ 20 đến 30 triệu đồng một tháng, thậm chí có những ngành nghề lên tới 40 triệu đồng, không quá khó hiểu vì sao người ta đang đổ xô đi theo con đường này. Thế nhưng bên cạnh thuận lợi cũng là không ít những khó khăn và thách thức. Cùng với sự tăng lên về số lượng, nhu cầu thì tiều chuẩn, các yêu cầu tuyển dụng cũng tăng lên chứ không hề giảm đi. Trước hết, yêu cầu về ngoại ngữ, về trình độ tiếng Nhật sẽ được chú trọng hơn. Người lao động sẽ phải trải qua quãng thời gian học tập ít nhất từ 4 – 6 tháng tại các trung tâm đào tạo. Bên cạnh đó thì các vấn đề về ý thức làm việc, kỹ năng chuyên môn, kỷ luật và tác phong trong công việc … là những yếu tố mà chúng ta cần chuẩn bị tốt trước khi xuất cảnh.

Như vậy, xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 đang đứng trước cả những cơ hội và thách thức không hề nhỏ. Việc của chúng ta là cần phải khắc phục những khó khăn và tận dụng tối đa những cơ hội để có thể phát triển hoạt động này một cách bền vững. Những nỗ lực từ phía một cá nhân, một đơn vị là không đủ mà cần có sự chung tay góp sức của tất cả mọi người.

 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 5 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết