Năm 2014, lần đầu tiên Việt Nam đã đưa được hơn 100 000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có thị trường lao động chất lượng cao như Nhật Bản đã tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng gia tăng. Đây là một cơ hội tốt cho các bạn muốn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới vẫn còn nhiều thách thức
Trao đổi với ông Tống Hải Nam – Phó cục trưởng Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về nội dung này
Ông Tống Hải Nam: Trong năm 2015, kế hoạch phấn đấu sẽ đưa lao động Việt Nam đi xkld Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... đạt con số 100.000. Để đạt được con số này cần sự nỗ lực của Chính Phủ và các công ty, doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cần chuẩn bị tốt công tác tuyển chọn, đào tạo, chuẩn bị nguồn lao động. Chúng tôi đã chuẩn bị tài liệu, giáo trình, chỉ đạo các doanh nghiệp tuyển chọn đúng người, đúng đối tượng, làm tốt công tác bồi dưỡng kiến thức cần thiết, làm sao đảm bảo để lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hiểu rõ mực đích đi làm việc ở ngoài phù hợp với nhu cầu bản thân
Bên cạnh đó Chính Phủ cũng có những chính sách hỗ trợ cho các huyện nghèo, vùng dân tộc nhằm kích thích bà con tham gia vào công tác xuất khẩu lao động. Đồng thời trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài, chúng tôi sẽ kết hợp với cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước sở tại theo dõi, giám sát, quản lý người lao động, để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, làm giảm những rủi ro có thể xảy ra với những người lao động
Ngoài ra không ngừng đẩy mạnh hơn nữa công tác phát triển thị trường ngoài nước thông qua việc mở rộng lĩnh vực, ngành nghề hoặc phát triển thị trường mới trong 2015 và những năm tiếp theo
Hiện nay một vấn đề gây rất nhiều nhức nhối trong hoạt động xuất khẩu lao động đó là hết hạn hợp đồng không về nước hoặc bỏ trốn
Ông Tống Hải Nam cho biết: Chúng tôi vận động, tuyên truyền những gia đình có người lao động vận động người lao động về nước đúng hạn đồng thời những gia đình có con em đang làm việc thì cố gắng ở lại làm việc. Giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ, nếu vi phạm hợp đồng và ở lại cư trú, làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài sẽ bị xử phạt. Hiện tại lao động đi xuất khẩu lao động sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... lao động sẽ phải đặt cọc khoảng 50 – 60 triệu để tránh tình trạng trốn. Sau khi về nước lao động sẽ được lấy lại khoản tiền đó.
Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị định 95 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Trong dó cũng có chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Phạt người lao động vi phạm hợp đồng về nước không đúng hạn, mức tối đa xử phạt là 100 triệu
Trong năm 2015 chúng tôi tiếp tục triển khai các giải pháp này, đồng thời tính đến các giải pháp như: Hạn chế tuyển chọn lao động ở những địa phương có tỷ lệ người lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú và làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài cao hoặc là có những chế tài xử lý nghiêm hơn để làm sao hạn chế tối đa tình trạng lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nước mà làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài.
Trong năm 2015, Cục quản lý Lao động ngoài nước bắt đầu triển khai chương trình: Đưa hộ lý, điều dưỡng đi học tập và làm việc tại Nhật, Đức, tạo cơ hội cho các bạn đang theo học các ngành hộ lý có nhu cầu muốn học tập rèn luyện tại nước ngoài
Đối với thị trường Nhật Bản chúng tôi cũng đưa lao động là kỹ sư trong ngành điện tử, sinh học sang và chúng tôi còn tìm cách để tiếp cận, mở rộng thị trường lao động kỹ thuật cao ở khu vực châu Âu. Còn ở khu vực Trung Đông thì có thể nói hầu hết lao động trong ngành xây dựng đi làm việc ở Trung Đông đều là những lao động đã qua đào tạo.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 5
Hôm nay : 4,801
Tháng hiện tại : 17,853
Tổng lượt truy cập : 3,004,446