Trong năm 2014, lần đầu tiên đã tạo và đưa được một số lượng lớn lao động và người dân tộc ra nước ngoài làm việc. Thu nhập ở thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc với mức lương 15 – 22 triệu / tháng
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng vầ vấn đề trên tại Hội nghị đáng giá tình hình thực hiện chính sách xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... và chương trình đào tạo tay nghề, ngoại ngữ tại các huyện nghèo
Thưa Bộ trưởng sau 5 năm thực hiện Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ về XKLĐ tại các huyện nghèo, điểm sáng trong công tác triển khai tới thời điểm này là gì?
Đề án giai đoạn 2009 – 2020 với mục tiêu “Nâng cao số lượng và chất lượng lao động ở các huyện nghèo tham gia XKLD, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững’’
Sau hơn 5 năm thực hiện, đề án đã đem lại những hiệu quả nhất định khẳng định chủ chương đúng đắn và khả thi cao. Lao động các huyện nghèo có thể đến làm việc tại tất cả các thị trường, từ thị trường dễ tính đến thị trường có yêu cầu cao về chất lượng lao động như Nhật Bản và Hàn Quốc
Cụ thể số lượng đã đưa được gần 10. 000 lao động đi xkld Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và gần 19.000 lao động được tuyển chọn để đào tạo tay nghề
Mặc dù có những điểm tích cực nhưng thực tế kết quả việc thực hiện mới đạt 30% mục tiêu đề ra. Bộ trưởng có thể cho biết rõ hơn những tồn tại, vướng mắc khiến kết quả đạt chưa cao. Tỷ lệ lao động bỏ trốn khá cao, trung bình 18%. Một số địa phương có tỷ lệ bỏ trốn cao như Phú Thọ (59%), Lâm Đồng (44%), Nghệ Anh (29%). Tỉ lệ bỏ không xuất cảnh sau khi được đào tạo trung bình 21%. Tỉ lệ xin về nước sau khi xuất cảnh cũng cao hơn nhiều so với tình hình chung
Về cơ bản, một số chính sách chưa phù hợp như quy định hỗ trợ lại cho người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp khi tham gia Đề án, chưa quy định quy chế ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp và người lao động khi tham gia đề án, thiếu cơ chế khuyến khích khen thưởng đối với doanh nghiệp thực hiện tốt
Tại nhiều địa phương, chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện Đề án. Công tác kiểm tra, giám sát còn bất cập, chưa giám sát sát sao nên không phát hiện và kịp thời các vướng mắc xảy ra vơi NLĐ
Dưới góc độ tham gia của doanh nghiệp và người lao động, cần lưu ý điều gì trong quá trình tổng kết Đề án ?
Đã có hơn 30 doanh nghiệp tham gia Đề án với hơn 350 hợp đồng cung ứng lao động, trong đó 24 doanh nghiệp đã ký hợp đồng đặt hàng, tuyển chọn và đưa lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngời. Doanh nghiệp tham gia đề án chưa ý thức được sự khó khăn, phức tạp nên việc tuyển chọn, đào tạo lao động các huyện nghèo chưa được đầu tư và tổ chức thực hiện đúng quy định, quy trình, còn để xảy ra những rủi ro, bất lợi cho người lao động và ảnh hưởng đến việc triển khai Đề án tại địa phương
Để nâng cao hiệu quả của Đề án trong thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH sẽ có giải pháp gì để thay đổi thúc đẩy, thưa Bộ trưởng?
Để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới cần hoàn thiện cơ chế chính sách để phù hợp với thực tế triển khai Đề án, cụ thể là sửa đổi một số nội dung trong Quyết định 71 và các văn bản hướng dẫn. Trước mắt, ưu tiên đơn giản hóa qui trình, thủ tục thực hiện hỗ trợ cho NLĐ và doanh nghiệp tham gia Đề án.
Đặc biệt là đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, đổi mới phương pháp, hình thức và nội dung tuyên truyền về chính sách pháp luật của Nhà nước, của địa phương về XKLĐ nói chung và công tác XKLĐ theo Quyết định 71 nói riêng cho phù hợp với đặc điểm tình hình, trình độ văn hoá, phong tục tập quán của người dân các huyện nghèo...
Bên cạnh đó, lựa chọn và nhân rộng các mô hình tuyển chọn, đào tạo gắn kết giữa địa phương và doanh nghiệp; tăng cường công tác giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những tồn tại, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện, đề án xuất khẩu lao động Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan... thật sự hiệu quả
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 33
Hôm nay : 599
Tháng hiện tại : 6,771
Tổng lượt truy cập : 3,113,005