Lễ hội Gion khởi nguồn từ các “nghi lễ” cúng tế thần để trừ dịch bệnh được tiến hành vào năm 869 (năm Jougan (貞観) thứ 11) ở đền Yasaka. Việc tổ chức lễ hội định kỳ vào tháng 7 hàng năm được kéo dài cho đến tận ngày nay, thu hút lượng khách du lịch khoảng 400.000 người tới Kyoto xem lễ hội mỗi năm. Lễ hội Gion là một trong ba lễ hội lớn nhất ở Kyoto, còn nằm trong “Tam đại lễ hội Nhật Bản”, sánh ngang cùng Tenjin Matsuri của thành phố Osaka và Sanno Matsuri ở thủ đô Tokyo.
Thời gian tổ chức lễ hội Gion kéo dài trong khoảng 1 tháng. Từ ngày 1/7 khi bước vào tiết ăn chay, những lễ nghi thần đạo đã bắt đầu được tiến hành. Kể từ đêm 1/7, các đội nhạc truyền thống (お囃子) cũng bắt đầu tập luyện, và vào ngày mùng 2/7 có cuộc họp Liên hiệp hội Yama - Boko ở tòa thị chính Kyoto để quyết định thứ tự lễ tuần hành. Ngày mùng 7/7 có lễ rửa kiệu, và cùng ngày hôm đó người dân bắt đầu dựng kiệu Hoko. Kiệu Hoko là loại kiệu lớn, có cỗ kiệu cao tới 25 mét, phải dựng và trang trí trong nhiều ngày mới xong. Ngoài ra, Kiệu Yama là loại kiệu nhỏ hơn, cũng được dùng trong lễ tuần hành chính của lễ hội Gion chỉ cần lắp ráp trong 1 ngày là xong, vì vậy từ ngày 13/7 người dân mới bắt đầu lắp kiệu Yama.
Ngày 16/7 bắt đầu các lễ hội nhỏ (Yoiyama), ngày 17/7 là ngày hội chính - Tổ chức lễ diễu hành kiệu Yama - Boko tuần tự theo các tuyến phố Shijo - Torimaru - Shijo dori - Kawaramachi dori - Go Ike dori. Lễ tuần hành kiệu Yama - Boko nổi tiếng khắp nước Nhật, thu hút nhiều du khách đến tham quan. Khi lễ rước kết thúc tại Shinmachi Goike thì kiệu Yama - Boko được trả về cho các tuyến phố Yama - Boko (là các phố cổ làm công việc bảo tồn các cỗ kiệu Yama - Hoko trong suốt hơn 500 năm qua). Sau đó, vào ngày 24/7 có lễ diễu hành ô hoa (花傘), ngày 29/7 người ta làm lễ tế thần và kết thúc lễ hội.
Kiệu Naginata Hoko
Loại kiệu lớn gọi là kiệu Hoko, có cỗ kiệu cao tới 25m, nặng 12 tấn, có 4 bánh xe và cần từ 40-50 người kéo kiệu. Có 9 cỗ kiệu Hoko được bảo tồn và tiếp tục sử dụng trong 500 năm qua.
Kiệu Suzuka Yama
Loại kiệu Yama là kiệu nhỏ hơn, trọng lượng khoảng 1-2 tấn, cần tới 20-25 người khiêng trên vai. Hiện nay có 23 cỗ kiệu Yama được bảo tồn và tiếp tục sử dụng hàng năm, kể từ năm 1500 đến nay.
Trung tâm của lễ hội Gion chính là lễ rước kiệu Yama và kiệu Boko. Bảo quản và sử dụng những cỗ kiệu Yama - Boko này chính là những người dân phố cổ Yama - Boko. Hiện nay, có tất cả 32 cỗ kiệu Yama - Boko được lưu giữ, bảo tồn Chi phí để tổ chức lễ hội Gion không dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ hoặc của thành phố, mà dựa hoàn toàn vào sự đóng góp tự nguyện của những người dân nơi đây. Ngoài ra, về những người tham gia vào việc duy tu, bảo tồn, dựng kiệu và rước kiệu, cũng có những cư dân phố cổ Yama-Boko chấp nhận sự tham gia của những cư dân mới sống trong các chung cư được xây dựng 15-20 năm trở lại đây, những cũng có khu phố không đồng ý điều này. Có thể nói, sự tự nguyện, tự chủ của người dân các phố Yama - Boko đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì và tổ chức lễ hôị Gion cho đến ngày nay.
Mặc dù chủ thể của lễ hội Gion là cư dân các phố Yama-Boko, nhưng đứng sau support cho họ là Liên hiệp hội Yama-Boko Gion.
Công việc chính của Liên hiệp hội là:
1) Là trọng tài tổ chức bốc thăm phân chia công việc trong lễ hội.
2) Phân bổ kinh phí trung bình cho từng phố Yama – Boko.
3) Làm trọng tài giải quyết các vấn đề phát sinh, tổ chức họp 32 Trưởng khu phố Yama-Boko.
Liên hiệp hội Yama - Boko Gion chỉ giữ vai trò trung gian hỗ trợ điều hành trong một khoảng thời gian nhất định chứ không trực tiếp can dự vào việc vận hành và tổ chức lễ hội Gion.
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 10
Hôm nay : 518
Tháng hiện tại : 7,196
Tổng lượt truy cập : 3,074,780